ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU TRÌ HOÃN KẾ HOẠCH KẾ NHIỆM?

Dù quy mô doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì việc chuẩn bị kế hoạch kế nhiệm trước khi giám đốc điều hành hiện thời phải rời đi là việc rất quan trọng. Không một ai muốn tiến độ điều hành doanh nghiệp bị trì hoãn hay dặm chân tại chỗ.
 
1. Kế hoạch kế nhiệm đồng nghĩa với sự tồn tại
 
Một số trường hợp trên thế giới, nhà lãnh đạo đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để gầy dựng nên một doanh nghiệp. Họ cũng sở hữu những khách hàng trung thành trong nhiều năm nhưng khi người “chèo lái” đã không thể tiếp tục công việc quan trọng ấy, có thể vì nhiều lý do: sức khỏe, vấn đề cá nhân, thay đổi nghề nghiệp. Thì doanh nghiệp chỉ còn hai sự lựa chọn: một là tiếp tục tìm người kế nghiệp hoặc hai là bị giải thể.

Trong trường hợp xấu nhất, hãy tưởng tượng nếu trong tương lai doanh nghiệp vẫn không có kế hoạch tìm người kế nhiệm thì như thế nào? Tương lai doanh nghiệp sẽ đi về đâu? Số phận của những nhân viên trung thành như thế nào khi họ thất nghiệp? Một bước đi sai lầm có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy mà những người lãnh đạo phải cân nhắc cẩn thận.

Chuẩn bị kế hoạch kế nhiệm sẽ giúp rất nhiều cho những trường hợp bất ngờ xảy đến. Người kế tiếp sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển doanh nghiệp, họ sẽ chăm sóc những nhân viên và cả những khách hàng mà doanh nghiệp đã và đang có.
 
2. CEO tiền nhiệm nên rời đi chỉ khi đã có kế hoạch kế nhiệm

Rất nhiều nhà lãnh đạo quá bận rộn đến mức họ không nghĩ tới kế hoạch kế nhiệm, chỉ tới khi xảy ra khủng hoảng họ mới bắt đầu chú ý. Theo thống kê, chỉ 60% doanh nghiệp có thể xoay sở kịp khi không có kế hoạch kế nhiệm, từ đó cho thấy việc lập kế hoạch không hề đơn giản chút nào.

Kế hoạch kế nhiệm là phương án tốt nhất để duy trì doanh nghiệp. Quá trình kế nhiệm nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Tối thiểu ít nhất từ 3-5 năm trước khi định ngày chuyển giao chức vụ CEO. Có thể nói, trong chiến lược của một doanh nghiệp việc lập kế hoạch kế nhiệm thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý nhiều người bởi quá trình chuyển giao lãnh đạo gây ảnh hưởng rất nhiều tới doanh nghiệp. Từ sự hoạt động, nguồn lực của tổ chức tới việc giữ chân nhân tài, duy trì khách hàng và tạo niềm tin cho các cổ đông.

Trong tập đoàn Microsoft, trước khi thay đổi nhân vật đầu não, Bill Gates đã chuẩn bị trước hai năm để mọi công việc được sắp xếp ổn thỏa, không tạo ra cú sốc nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh của toàn tập đoàn.

Hãy nhớ rằng kế hoạch kế nhiệm không chỉ tác động tới chủ doanh nghiệp hoặc CEO hiện tại mà còn ảnh hưởng cả doanh nghiệp.

shutterstock_4720285.jpg
 
3. Lợi ích kế hoạch kế nhiệm
 
Tập trung chặt chẽ hơn – Việc tìm người kế nhiệm thay thế lúc này đôi phần sẽ khác với tố chất người giám đốc điều hành tiền nhiệm. Vì thời buổi kinh tế thay đổi, bùng nổ khoa học kỹ thuật kéo theo phải có những chiến thuật kinh doanh, chiếc lược điều hành mới nên rất cần những khối óc tiềm năng đầy khác biệt và đầy bản lĩnh. Những người này họ không chỉ duy trì tình hình hiện tại mà còn phải đưa doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai. Để tìm người có tố chất như vậy buộc CEO hiện thời phải xem xét, đánh giá lại tình hình kinh doanh, bộ máy vận hành và cả nhân viên nội bộ để biết được doanh nghiệp đang có những vấn đề khó khăn nào, những khúc mắc gì cần giải quyết. Từ đó, kế hoạch tìm người kế nhiệm cũng như phạm vi ứng viên sẽ cụ thể và chi tiết hơn.

Cải thiện tinh thần nhân viên – Nhân viên hiểu rằng vai trò lãnh đạo cần phải xuyên suốt và diễn ra suôn sẻ, họ sẽ cảm thấy tự tin và giá trị hơn khi luôn có người đứng đầu điều hành doanh nghiệp.

Quản lý tài năng tốt hơn – Thông qua kế hoạch kế nhiệm, doanh nghiệp cũng rà soát lại tất cả đội ngũ của mình. Nếu có người kế nhiệm mới thay thế, thì ai sẽ đồng hành cùng họ, ai sẽ trở thành đội ngũ cấp cao, ai sẽ hỗ trợ họ trong thời gian tiếp nhận công việc. Sẽ có những người được thay đổi vị trí làm việc để phù hợp hơn với tiến trình điều hành khi một CEO thay đổi.

Quản lý tri thức tốt hơn – Hãy tưởng tượng ban cố vấn cao cấp cùng làm việc với người lãnh đạo mới trong tương lai. Họ nên chia sẻ thông tin, lời khuyên gì cũng như tạo điều kiện thuận lợi như thế nào để có thể hỗ trợ CEO mới nhanh chóng hòa nhập cùng doanh nghiệp.
 
“Tái tạo” nhiệt huyết – Với một CEO tương lai, có thể sẽ trẻ hơn, năng động hơn, mạnh dạn hơn chính những điều ấy sẽ làm “mồi lửa” thúc đẩy doanh nghiệp “sáng bừng” hơn trong quá trình hoạt động.

NAT.jpg
 
4. Nền móng kế hoạch kế thừa
 
Hãy bắt đầu kế hoạch ngay khi có thể, càng chuẩn bị lâu sự thành công sẽ càng nhiều. Nhưng quan trọng hơn hết chính là nền tảng để phát triển kế hoạch này, những hạt giống tốt sẽ gieo nên những mầm sống tốt. Cần phải hiểu lý do vì sao doanh nghiệp cần kế hoạch kế thừa. Đó có thể CEO tiền nhiệm đã tới tuổi về hưu hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe? CEO hiện tại không còn phù hợp định hướng và tầm nhìn doanh nghiệp? hay đơn giản họ cần được nghỉ ngơi sau những “chinh chiến” đầy vất vả. Từ những lý do ấy, doanh nghiệp biết mình đang nằm trong bối cảnh nào, thời điểm nào để có thể đưa ra bước đi chuẩn xác nhất.

Đoàn kết trong tư duy. Đây là kế hoạch quan trọng rất cần sự tham gia của đội ngũ cao cấp, ban giám đốc, giám đốc nhân sự hoặc các đối tác cùng đồng hành quá trình chuẩn bị này. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không thể thực hiện một mình thì nhờ sự trợ giúp bên ngoài là khả thi nhất. Hãy tiên lượng trong tương lai, dự cảm về những xu hướng, những vấn đề có thể xảy ra mà cùng nhau lập kế hoạch chi tiết và bao quát.

Doanh nghiệp nên đi đôi sắp xếp kế hoạch kế nhiệm cùng với kế hoạch chiến lược. Vì dù sao kế hoạch kế nhiệm cũng là bước dự phòng nên doanh nghiệp không nên xem trọng hóa vấn đề.  Vẫn phải phân định rõ kế hoạch chiến lược doanh nghiệp đã và đang thực hiện bao gồm về tầm nhìn, mục tiêu, định hướng tương lai.

Xác định kỹ những ứng viên kế nhiệm tiềm năng. Nếu là doanh nghiệp gia đình thì hội đồng quản trị, ban cố vấn cũng như nội bộ gia tộc xem có ứng viên nào phù hợp để đảm nhận vị trí CEO mới hay không. Vì dù sao người trong gia tộc sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi này.
Nếu không có ứng viên nào xuất hiện thì quyết định tốt nhất cho sự tồn tại của doanh nghiệp chính là ủy thác vai trò giám đốc điều hành sang cho một người mà không phải là thành viên gia tộc. Đối với trường hợp này cần có một quy trình chuyển đổi khác và đương nhiên quy trình phải giữ kín trong nội bộ.

Xác định và hành động. Khi doanh nghiệp hiểu rõ lý do tại sao cần lập kế hoạch kế nhiệm thì bước tiếp theo là tìm đội ngũ để thực hóa nó. Doanh nghiệp nên tự trả lời những câu hỏi này khi tiến hành chuẩn bị kế hoạch:
  • Ai sẽ quản lý kế hoạch này?
  • Ai sẽ tiến hành thảo luận?
  • Ai sẽ theo dõi, dự đoán cũng như đề nghị cách giải quyết trong quá trình kế nhiệm?
  • Có cần sự tham gia từ giám đốc điều hành hiện tại, hội đồng quản trị hoặc ban cố vấn, chủ doanh nghiệp, người quản lý chính, gia tộc cùng các cố vấn tin cậy từ bên ngoài hay không?
  • Ai sẽ thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng cho tất cả những người tham gia?
Lập kế hoạch kế nhiệm là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, dù ở quy mô nhỏ hay lớn nhưng sẽ không quá khó khăn nếu biết chuẩn bị sớm và kỹ càng.
Theo Truelytics
 

Chương trình đào tạo

LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP
NextGen Leaders
 
Chương​ trìn​h đ​à​o tạo​ nà​y chí​nh là​ giả​i pháp​ năng​ lự​c kế​ nghiệ​p dành​ cho "Người được chọn"
để không chỉ gìn giữ cơ nghiệp được trao lại từ thế hệ đi trước, mà còn đưa doanh nghiệp
của mình vươn cao và vươn xa hơn.

 

Khai giảng ngày: 05/04/2018
tại TP. Hồ Chí Minh

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây