CHUẨN BỊ CHO THẾ HỆ DẪN ĐẦU KẾ TIẾP

Trong những gia đình trị đặc biệt ở Châu Á, việc tìm kiếm thế hệ lãnh đạo tiếp theo luôn được quan tâm hàng đầu bởi những người đứng đầu doanh nghiệp luôn xem danh tiếng chính là chìa khóa đảm bảo cho cả đối tác và khách hàng.

Câu hỏi được đặt ra nếu như trong doanh nghiệp gia đình không có hoặc chưa tìm ra đối tượng kế nhiệm thì làm thế nào để chủ doanh nghiệp có thể duy trì sự ổn định cũng như gánh vác hành trình đế chế tiếp theo?

Đó là một câu hỏi lớn mà nhiều doanh nghiệp gia đình đang phải đối mặt bởi tìm thế hệ tiềm năng đã khó nhưng đào tạo, hướng dẫn để họ đủ lực, đủ tâm và đủ tầm càng khó hơn nữa. Theo kết quả nghiên cứu gần đây cho rằng chỉ khoảng 1/3 các doanh nghiệp gia đình có thể tồn tại đến thế hệ thứ hai. Để có thể kéo dài hành trình đế chế thì họ cần đầu tư nhiều hơn vào kế hoạch phát triển thế hệ lãnh đạo kế tiếp.

Một số doanh nghiệp gia đình Châu Á lớn và thành công ngày nay, đa phần vẫn do người sáng lập làm chủ tịch điều hành. Sau khi trải qua khoảng thời gian dài để gầy dựng sự nghiệp, những người sáng lập đã đạt được mục tiêu như họ mong muốn, nhưng khi muốn phát triển xa hơn nữa họ nhận ra cần có kế hoạch kế nhiệm cho công việc kinh doanh. Kế hoạch này cũng giúp tránh tạo khoảng trống nghiêm trọng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khiến doanh nghiệp có thể bị trì trệ hay thậm chí bị phá sản.

Tránh rơi vào trường hợp xấu

Có thể nói đối với người sáng lập hay chủ doanh nghiệp hiện tại việc xây dựng kế hoạch kế nhiệm có thể hơi khó chịu bởi vì nó đề cập đến vấn đề năng lực và tuổi tác. Vì thế nhiều doanh nghiệp gia đình luôn xem nhẹ kế hoạch này hoặc nếu có cũng chỉ làm hời hợt, qua loa.

Mặt khác nhiều người nhìn nhận kế hoạch kế nhiệm đơn giản là bước chuyển giao tài sản, quyền lực, địa vị cho thế hệ được chọn mà không ý thức rõ ràng về ý nghĩa cũng như mục đích công cuộc chuyển đổi này.

Từ đó cho thấy, nhiều rủi ro vẫn tồn tại cần chủ doanh nghiệp hay người điều hành hiện tại phải suy nghĩ kỹ, cân nhắc đúng về giá trị cốt lõi của kế hoạch kế nhiệm. Vì quy trình chuyển giao này cần phải được chuẩn bị kỹ cũng như đầu tư khá nhiều về mặt thời gian và công sức.

Sự chuyển giao điều hành doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản mà đó là cả quá trình. Việc lập “hiến pháp gia đình” có thể gọi là một trong những bước đầu tiên để xác định phương thức tìm đối tượng, ai sẽ dẫn dắt, ai sẽ đánh giá, ai sẽ chịu trách nhiệm,…”Hiếp pháp” này có thể gọi là kim chỉ nam để giúp giải quyết bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở tương lai trong khuôn khổ cho phép. Hơn nữa, không phải bất kỳ thế hệ kế tiếp nào trong nội bộ gia đình đều mong muốn kế thừa và đủ năng lực để làm việc đó.

Vì vậy câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để chủ doanh nghiệp có thể thực hiện kế hoạch này trọn vẹn nhất? Điều đó nằm ở việc xây dựng kế hoạch kỹ lưỡng.

Nextgen---1-.jpg

Chuẩn bị cho Đội ngũ Kế nhiệm

Đây là lúc mà những nhà lãnh đạo nên đặt suy nghĩ của mình vào thế hệ trẻ kế tiếp. Không khó để bắt gặp nhiều doanh nghiệp gia đình thực hiện chương trình này không khác gì đào tạo đại học. Việc đó không sai nhưng chưa đủ bởi từng doanh nghiệp sẽ có cách vận hành và phân khúc khách hàng cũng như quy mô riêng biệt. Bên cạnh đó, đối tượng phụ nữ ngày nay cũng có nhu cầu và năng lực để trở thành đội ngũ lãnh đạo.

Rõ ràng, việc xây dựng kế hoạch kế nhiệm sẽ giúp cho nhà lãnh đạo tiền nhiệm có cơ hội nhìn lại việc quản lý cũng như trạng thái vận hành doanh nghiệp. Không chỉ vậy đây cũng là cơ hội cho lãnh đạo tương lai thể hiện tài năng góp phần mang lại lợi ích cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa hai thế hệ

Theo một nghiên cứu của chuyên gia tư vấn toàn cầu, đa phần chủ doanh nghiệp luôn mong muốn tìm kiếm thế hệ lãnh đạo như là “phiên bản thứ hai” của mình. Nhưng ngược lại, thế hệ kế thừa muốn để lại dấu ấn của mình và chủ động lập ra một lộ trình riêng trong việc điều hành kinh doanh.

Nhưng liệu sự đổi mới ấy có phù hợp với thế hệ trước hay không mới quan trọng?

Điều này có thể trở thành cội nguồn gây mâu thuẫn trong bộ máy điều hành nếu không được giải quyết rõ. Có thể hiểu vì sao chủ doanh nghiệp lại mong muốn tìm thế hệ lãnh đạo kế tiếp như là bản sao của mình. Bởi họ sẽ dễ dàng truyền lại cách điều hành theo ý họ, việc này vừa có ưu điểm và khuyết điểm. Ưu điểm chính là việc chuyển giao sẽ diễn ra nhanh hơn, cách điều hành sẽ thống nhất và chặt chẽ hơn. Khuyết điểm rõ nhất chính là sự “an toàn”, nếu muốn phát triển đột phá rất cần những ý tưởng khác biệt và sự nhiệt huyết tự tin, chính thế hệ trẻ kế tiếp luôn sở hữu nhiều những điều ấy.

Nextgen---2-.jpg

Vì vậy ngoài những kiến thức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, tố chất lãnh đạo chính là những yếu tố chính giúp việc khoanh vùng đối tượng thế hệ kế nhiệm dễ dàng và nhanh hơn. Hiểu và đặt suy nghĩ thế hệ tiếp theo vào bản thân lãnh đạo tiền nhiệm sẽ cân chỉnh những kế hoạch sao cho vừa vặn và phù hợp nhất đối với cả hai thế hệ.

Sẵn sàng chuyển giao

Rõ ràng khi thực hiện chuyển giao, ít nhiều bộ phận trong doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng theo nhưng đó là điều không tránh khỏi, buộc doanh nghiệp cùng lãnh đạo tương lai phải tự điều chỉnh và phân bố lại. Thông qua những cuộc họp thảo luận nội bộ sẽ phần nào giải quyết những khúc mắt còn tồn đọng, để có thể mang lại sự mạch lạc, trơn tru trong nội bộ doanh nghiệp.
Nếu thực hiện tốt, kế nhiệm là một quy trình động, chứ không phải là một quyết định đã được xác định từ trước. Trong điều kiện thuận lợi, nếu thế hệ kế nhiệm là thành viên trong doanh nghiệp gia đình thì cần có sự hợp tác giữa thế hệ cũ và thế hệ mới trong vài năm, thậm chí còn lâu hơn nữa. Khi giám đốc điều hành rời đi thì nhiệm vụ đứng đầu sẽ giao cho thế hệ kế tiếp. Ở hai vị trí này, cả hai thế hệ có thể cùng hợp tác trong nhiều năm để tạo sự thống nhất, nhuần nhuyễn trong cách quản lý.

Nếu hai thế hệ biết tận dụng những cơ hội, liên kết đồng lòng thì có thể cùng nhau xây dựng nên chiến lược hiệu quả dành cho doanh nghiệp, cho công ty mình. Miễn là vai trò lẫn trách nhiệm đều phân chia rõ rệt.
Theo Businesstimes
 

Chương trình đào tạo

LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP
NextGen Leaders
 
Chương trình đào tạo này chính là giải pháp năng lực kế nghiệp dành cho Đội ngũ Kế nhiệm
để không chỉ gìn giữ cơ nghiệp được trao lại từ thế hệ đi trước, mà còn đưa doanh nghiệp
của mình vươn cao và vươn xa hơn.

 

 

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây