5 BƯỚC CẦN THIẾT ĐỂ CHỌN TIỀM NĂNG TRONG ĐỘI NGŨ KẾ NHIỆM

Việc chọn lựa nhân tố thích hợp để đảm nhận vai trò lãnh đạo trong bộ máy điều hành là việc không dễ, bởi công cuộc chuyển giao này cần phải được chuẩn bị kỹ cũng như đầu tư khá nhiều về mặt thời gian và công sức.

Ngày nay nhiều doanh nghiệp ưu tiên cho việc xây dựng kế hoạch kế nhiệm như là một phần của chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để chủ doanh nghiệp có thể thực hiện kế hoạch này trọn vẹn nhất?

Để có thể chọn lựa một lãnh đạo phù hợp với doanh nghiệp, hãy thử với 5 bước sau:

1. Hiểu rõ doanh nghiệp cần người như thế nào?

Trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo phải có quan điểm độc lập về cách vận hành để có thể tạo ra giá trị tốt nhất bên cạnh đó, việc này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh khi có tầm nhìn mới, chiến lược mới từ một CEO mới. Ví dụ như đối với một công ty sản xuất ô tô, việc tạo ra giá trị xuất phát từ việc phát triển sản phẩm, cũng như công suất vận hành và chi phí nguồn vốn. Riêng đối với công ty về công nghệ sinh học thì giá trị lại xuất phát từ những kết quả từ phòng thí nghiệm cũng như khả năng biến nó thành sản phẩm có thể đưa ra thị trường.

Trong các ngành công nghiệp khác nhau, và từng thời điểm khác nhau, một giám đốc điều hành cần phải khéo léo linh động trong cách điều hành để có thể tạo ra giá trị khác nhau. Vì vậy, kế hoạch tìm và đào tạo đội ngũ kế nhiệm là việc cần ưu tiên và đầu tư, bởi giá trị nó không còn nằm ở mặt hiện tại mà còn là mặt đầu tư trong tương lai.

Mark Hurd (Giám đốc điều hành tại HP, Hewlett-Packard) luôn bị ám ảnh với công cuộc lãnh đạo khi doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái. Phong cách quản lý của ông không chỉ phải tạo ra giá trị cho các cổ đông, mà còn cho công ty. Mặc dù vẫn bị cạnh tranh rất nhiều trên thị trường nhưng ông vẫn kiên định theo đuổi những gì có lợi cho tổ chức nhất. Trong một số ngành nghề, có thể nói ngành kỹ thuật công nghiệp, công nghệ có thể cho thấy kết quả đột phá nhanh nhất. Những người lãnh đạo đa phần là thế hệ trẻ vì vậy với họ kế hoạch kế nhiệm có thể chưa cần tới. Nhưng phát triển nhanh, không đồng nghĩa sẽ tồn tại lâu. Nên các doanh nghiệp cũng phải xem xét từ trong bộ máy nội bộ để có thể vận hành tạo ra giá trị lâu dài và ổn định, bất kỳ dấu hiệu chững lại nào cũng phải nhanh chóng cho ra giải pháp.

NextGen_2.jpg

2. Xem xét các chiến lược khác nhau và chọn một chiến lược tốt nhất

Hội đồng quản trị có thể cùng thảo luận với đội ngũ kế nhiệm để cân nhắc các chiến lược khác nhau mà tối đa hóa giá trị cũng như thực hiện các nhiệm vụ chặt chẽ hơn. Việc để cùng đội ngũ kế nhiệm thảo luận chính là cách thức cho họ tự rèn luyện trong thực tế, vì chính họ sẽ có thể là người trực tiếp quản lý chiến lược ấy sau này.

Tại Nash-Finch, một doanh nghiệp có doanh thu 4,5 tỷ đô la, cho thấy đã thực hiện điều này rất tốt. Một thành viên trong ban hội đồng đã nhận thấy tiềm năng trong việc tái sử dụng, phát triển thu mua, trong khi mọi người khác lại tập trung hơn vào định hình chất lượng. Và sau khi được thông qua và đồng ý triển khai đề xuất trên, chính điều này đã giúp công ty chọn lựa CEO hiệu quả hơn đó là Alec Covington. Anh ta được xem là một tài năng điều hành giỏi cũng như là người giúp khôi phục sự thịnh vượng tại Nash-Finch.

3. Tập trung vào việc cần ưu tiên nhất

Khi hội đồng quản trị hiểu được chiến lược lâu dài của công ty, cũng như tình trạng hiện thời để có thể cân chỉnh xây dựng kế hoạch kế nhiệm tốt nhất có thể. Vì chính CEO dù đương nhiệm hay kế thừa đều là người ảnh hưởng ít nhiều tới doanh nghiệp. Nhưng thực tế, nhiều hội đồng thường quá tập trung vào khả năng phát triển chất xám của ứng viên nhiều hơn là xem họ có phải là một phần của doanh nghiệp hay không.

Bill Osborne - giám đốc điều hành mới Federal Signal đã nói rằng: “Khi đảm nhận chức vụ này, tôi buộc phải dừng và cải tổ tất cả những việc không đem lại hiệu quà. Tôi đã ấp ủ việc này từ khi còn đang nằm ở vị trí dự bị”. Và sau khi thảo luận cùng nhau, hội đồng của Federal Signal đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng, cũng như mong đợi một kết quả xuất sắc từ CEO tương lai để phát triển tổ chức hơn nữa.

NextGen.jpg

4. Cố gắng chọn ứng viên từ bên trong

Từ kết quả nghiên cứu của Booz & Co. đã cho thấy nếu tổ chức chọn ứng viên từ bên trong doanh nghiệp sẽ thuận tiện nhiều hơn là ứng viên từ bên ngoài. Bên cạnh đó nhiều chủ doanh nghiệp lại mong muốn tìm thế hệ lãnh đạo kế tiếp như là bản sao của mình. Bởi họ sẽ dễ dàng truyền lại cách điều hành theo ý họ, việc này vừa có ưu điểm và khuyết điểm. Ưu điểm chính là việc chuyển giao sẽ diễn ra nhanh hơn, cách điều hành sẽ thống nhất và chặt chẽ hơn. Khuyết điểm rõ nhất chính là sự “an toàn”, nếu muốn phát triển đột phá rất cần những ý tưởng khác biệt và sự nhiệt huyết tự tin, chính thế hệ trẻ kế tiếp luôn sở hữu nhiều những điều ấy.

5. Xem xét sự phù hợp

Cuối cùng “văn hóa doanh nghiệp” và “sự phù hợp” chính là yếu tố quan trọng để cân nhắc ứng viên đó có thực sự là nồng cốt của doanh nghiệp hay không. Không dễ gì khi trở thành CEO. Vị trí này tuy có quyền hạn rất lớn nhưng lại rất mệt mỏi và thường xuyên làm việc với cường độ cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thông rõ các vấn đề bên lề cho các ứng viên trước khi họ trở thành một CEO trong tương lai.
Theo Forbes
 

Chương trình đào tạo

LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP
NextGen Leaders
 
Chương trình đào tạo này chính là giải pháp năng lực kế nghiệp dành cho Đội ngũ Kế nhiệm
để không chỉ gìn giữ cơ nghiệp được trao lại từ thế hệ đi trước, mà còn đưa doanh nghiệp
của mình vươn cao và vươn xa hơn.

 

 

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây