LỜI NGUYỀN 'KHÔNG AI GIÀU 3 HỌ' CÓ THỂ PHÁ GIẢI ĐƯỢC CHĂNG?

“Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời” là một câu nói quen thuộc mà cổ nhân đã truyền dạy cho bao thế hệ người Việt Nam. Gần như câu nói trên đã ăn sâu vào suy nghĩ, tư duy của con người Việt Nam về việc niềm tin kế nghiệp cơ đồ thế hệ trước để lại. Liệu câu nói “Một gia tài không thể thọ nổi 3 thế hệ” có chính xác?. Phải chăng đây là lời nguyền không thể hóa giải?
Thế nhưng, điều gì đã khiến các doanh nghiệp nước ngoài tên tuổi như Michelin, Bouygues, Peugeot, Ford, Rockefeller, Carnegie, Dassault… tồn tại hàng trăm năm mà vẫn tiếp tục là các doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường thế giới? Đâu là mấu chốt của vấn đề, là mắc xích tạo nên sự khác biệt to lớn trên? Chúng ta có thể nhìn lại câu chuyện xưa để nhìn nhận vấn đề này một cách rõ ràng hơn.

Vào thời nhà Hán có một vị quan lớn. Quan lớn vào thời ấy đều thuộc giai tầng quý tộc hoặc là hoàng thân quốc thích chứ người bình dân thì không đủ tư cách. Họ từ nhỏ đã được cấp đất đai, tài sản, học tri thức. Vào thời Hán, đại đa số người thuộc hàng quý tộc, quan lại, dù ít hay nhiều cũng hiểu biết về học thuyết âm dương, hiểu biết vận mệnh. Vị quan này có gia sản lớn, con cháu đầy đàn nhưng lại thường mang vẻ u sầu trong lòng. Ông thường xuyên thở dài, lộ rõ vẻ lo lắng ra mặt. Một lần, ông ngẫu nhiên gặp một lão nông dân.
Ông lão nông dân này biết rõ vị quan lớn kia nên hỏi:
“Ngài đã giàu có như thế, tiền của mấy đời con cháu cũng tiêu không hết, sao ngài còn phải thở dài?”
Vị quan lớn này nói:
“Ông nhìn hai đời sau trong nhà ta mà xem, đời sau lại không bằng đời trước, thực sự là giàu không thể quá ba đời.Khi cháu trai bằng tuổi của ta, e rằng sẽ tiêu hết gia sản, nói không chừng còn có họa sát sinh.”
Ông lão nông dân không hiểu, vị quan lớn lại giải thích: “Ta quan sát và đoán biết được, thế hệ sau trong gia tộc nhà ta, từ nhỏ chúng đã được hậu đãi nên từ nhỏ chúng cũng đã tùy tiện làm xằng bậy,dưỡng thành thói quen hưởng thụ. Hai đời sau này việc gì cũng không làm, chúng cảm thấy hết thảy những gì chúng đang hưởng đều là những thứ nên được. Loại nhận thức ấy, sớm hay muộn cũng dẫn đến vong bại thôi.” Nói xong, vị quan lớn lại chỉ vào ông lão nông dân còn đang trơ mắt nhìn, nói: “Ông đã sống đến tuổi này rồi, trên mặt nhiều nếp nhăn vàng, nên chắc chắn cả đời đã làm không ít việc thiện. Vô luận là ông hiện tại khổ bao nhiêu thì sau này con cháu đều được hưởng âm đức của ông mà giàu sang bấy nhiêu.”

Câu chuyện xưa nói cho chúng ta một đạo lý rằng, giàu và nghèo là có sự biến hóa. Nếu một người tích lũy nhiều hơn, cần kiệm hơn thì tự nhiên sẽ có phú quý và được hưởng thụ. Còn một người chỉ lo hưởng thụ nhiều hơn, thì tự nhiên cũng sẽ khốn cùng, rách rưới.

Sự khác nhau về văn hóa và giáo dục giữa phương Đông và phương Tây đã dần tạo nên sự khác nhau về ý thức giữ gìn và kế nghiệp gia sản. Người phương Tây chỉ nuôi con cháu đến 18 tuổi, trở thành một công dân đủ tư cách để quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Thường thì muốn học nữa thì sẽ phải chủ động tìm nguồn tiền để đóng học phí, kể cả của gia đình thì cũng phải làm hợp đồng vay mượn có luật sư đàng hoàng.
Đến khi ra trường, họ phải tự tìm việc làm và lao động như bao nhiêu người khác để trả nợ, tích lũy kinh nghiệm. Họ nộp đơn vào công ty của gia đình làm sau khi đã đủ các điều kiện về kiến thức và kinh nghiệm, rồi sau đó phát triển lên các vị trí cao hơn không khác gì người ngoài gia đình.

Hơn nữa, các tỷ phú phương Tây thường chủ động cho bớt tiền của mình để làm từ thiện chứ không tích lũy để dành cho con cháu. Bill Gates vẫn là người giàu nhất thế giới nhiều năm liền dù số tiền ông đã quyên góp lên đến 35 tỷ USD. Ông cũng cùng người bạn thân là tỷ phú Warren Buffett  sáng lập nên nhóm “Giving Pledge - Cam kết cho đi” và đã vận động được 168 người siêu giàu khác tham gia với cam kết sẽ cho đi phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện, giúp tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
 

Những ví dụ trên cho thấy các doanh nghiệp lớn ở những quốc gia phát triển luôn có một chiến lược dài hơi trong việc lựa chọn và đào tạo lãnh đạo kế nhiệm, bất kỳ ai xứng đáng, kể cả không phải là người trong gia đình. Còn tại châu Á, các doanh nghiệp thường có xu hướng chọn người trong gia đình làm lãnh đạo kế nghiệp từ sớm và ra sức đào luyện. Tuy nhiên, tốt hay xấu, hay hay dở, không nằm ở “gia đình trị” mà là chỗ “người được chọn” để kế nghiệp có đủ khả năng gánh vác cơ nghiệp của gia đình hay không.

Bài học từ thời xa xưa và sự khác nhau trong cách giáo dục của người phương Đông và phương Tây đã phần nào phản ánh nguyên nhân vì sao nhiều doanh nghiệp Châu Á phát triển vượt trội vẫn lâm vào ngõ cụt của câu chuyện “Kế nghiệp”. Vậy làm sao để có thể tiếp nối cơ nghiệp hàng chục, hàng trăm năm gây dựng bằng tâm huyết, bằng mồ hôi công sức của những thế hệ đi trước? Sẽ chẳng ai muốn cơ nghiệp của mình cũng biến mất theo mình cả.
Nhà lãnh đạo kế nghiệp là ai? Tôi muốn trở thành một lãnh đạo kế nghiệp như thế nào? Và làm thế nào để tôi có thể trở thành một lãnh đạo kế nghiệp như vậy?
Đây cũng là lý do vì sao chương trình đào tạo “Lãnh Đạo Kế Nghiệp / NextGen Leaders” (gọi tắt là Chương trình “NextGen”) được ra đời để góp phần đưa ra lời giải cho bài toán “lãnh đạo kế nghiệp” của các ông chủ / lãnh đạo đương nhiệm, cũng như lời giải cho chính hành trình tự đào luyện mình của đội ngũ kế nghiệp tương lai.

banner_mohinh180--1-.jpg