LÀM MỘT NGƯỜI LÃNH ĐẠO KHÔNG HỀ DỄ

 “Muốn trở thành một lãnh đạo giỏi, hãy cẩn thận với mong muốn ấy” – Tỷ phú Richard Branson (nhà sáng lập tập đoàn Virgin: tập đoàn đầu tư mạo hiểm đa quốc gia) đã chia sẻ.

Từ kinh nghiệm thương trường hàng chục năm, Richard Branson khẳng định không có thứ gì giống như những ngày đầu đảm nhận vai trò đầy trách nhiệm này. Giai đoạn khởi đầu cũng là khoảng thời gian lý tưởng để quyết định xem bản thân ứng viên cho chức vụ CEO này có thực sự phù hợp hay không.

Sau quá trình đào luyện và chọn lựa thì khi sở hữu ứng viên tốt nhất cho vị trí CEO tương lai thì giai đoạn tiếp theo này rất quan trọng. Bởi mặc dù được doanh nghiệp huấn luyện, trang bị những kỹ năng quan trọng cùng những hoài bão để tạo nên những đột phá cho tổ chức nhưng không phải tất cả ứng viên đều giỏi điều hành khi trực tiếp đảm nhận điều hành doanh nghiệp.
Việc nhận ra điểm yếu của ứng viên là điều rất cần thiết bởi nó sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Tỷ phú Richard Branson nhận định: “Ranh giới giữa người có khả năng làm lãnh đạo với quản lý không khác nhau là mấy”.
Khi khoác lên mình chiếc áo CEO thì bản thân họ phải nắm tường tận mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Đây là hành trình không có con đường tắt, do đó để làm tốt vai trò này thì rất cần sự kiên nhẫn, chăm chỉ và nhất là phải biết “dùng người” hoặc chia quyền.

Điển hình như Brett Godfrey người đảm nhiệm vị trí CEO của Virgin Blue (giờ là Virgin Australia), ông buộc mọi quản lý cấp cao phải học hỏi mọi công việc của hãng, kể cả việc chất hành lý lên máy bay.

Hay như Neil Berkett lấy đi một vài người tài năng nhất của Richard Branson ở Virgin Media trong một tuần để giao thêm công việc và xem họ vượt qua chúng như thế nào.

Điều này sẽ giúp bản thân người lãnh đạo trao quyền một cách phù hợp khi doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
 
NextGen---271118--1-.png

Cái khó của lãnh đạo tương lai

Ngoài ra theo Richard Branson, khi trở thành CEO thì phải chịu trách nhiệm với mọi tờ séc và các hóa đơn ít nhất sáu tuần một lần; họ sẽ biết được tiền đổ về đâu, nó di chuyển theo đường nào trong tổ chức và được dùng vào mục đích gì.

Khi quen với tình hình tài chính hằng ngày của công ty, lãnh đạo sẽ tự hỏi: "Có nên đầu tư thêm chi phí vào việc này không?" và họ phải có khả năng cắt giảm mạnh những khoản chi không cần thiết. Tại Tập đoàn Virgin, ông Richard Branson liên tục làm việc này trong nhiều năm, ký mọi tấm séc chi ra sáu tuần một lần và ông cũng buộc các giám đốc điều hành cũng làm như vậy.

Quan trọng nhất là một nhà điều hành doanh nghiệp phải biết các phương pháp tâm lý sâu sắc để điều hành tốt một đội ngũ lớn gồm nhiều thành viên với cá tính khác nhau và đảm đương được những áp lực của một doanh nghiệp đang trên đà phát triển.

Ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, ban cố vấn hãy dùng giai đoạn khởi đầu này để đo lường điểm yếu và điểm mạnh của lãnh đạo tương lai; hãy đề nghị những cố vấn tốt nhất nhằm đánh giá trung thực về khả năng của họ. Hãy xem xét cách họ truyền cảm hứng và tạo động lực cho các cá nhân khác trong môi trường văn hóa doanh nghiệp tổ chức.

Đánh giá như thế nào là tốt?

Cần một sự rộng lượng nhất định để đánh giá công bằng các phẩm chất và giới hạn của mọi người, từ đó tin tưởng giao cho họ các trách nhiệm. Sự lạc quan, cởi mở đối với các khả năng và sự tự tin là những phẩm chất của một nhà lãnh đạo giỏi.

“Người lãnh đạo giỏi là người có thể giúp cấp dưới hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình. Các nhà lãnh đạo vĩ đại hiếm khi chỉ trích các thành viên trong đội ngũ của họ", nhà sáng lập tập đoàn Virgin nhận định.

Cũng giống như cây cối cần nước, con người cần sự khích lệ để có thể phát triển và thăng hoa. Một nhân viên mắc một sai lầm kinh khủng hiếm khi cần ai chỉ ra rằng họ đã sai, vì vậy với tư cách một nhà lãnh đạo nên tập trung làm sao để nhân viên có thể học hỏi từ sai lầm và khôi phục lại sự tự tin của mình.
 
NextGen---271118--2-.jpg


Tương tự như bản thân người lãnh đạo, dù đó là một nhân tài nhưng điều đó không có nghĩa họ không tiếp tục trau dồi và phát triển. Nếu có những điểm cần cải thiện, hãy mạnh dạn thừa nhận và cải thiện chúng. Quan trọng hơn hết họ cũng có thể học tập từ chính đồng nghiệp, đối tác, cấp dưới.

Vào cuối quá trình này, nếu doanh nghiệp và ban cố vấn đồng ý rằng bản thân CEO đó phù hợp với vai trò này thì có thể quyết định cho họ tiếp tục nắm giữ vị trí quan trọng này và giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
 
Theo Livemint
 

Chương trình đào tạo

NĂNG LỰC KẾ NGHIỆP
NextGen Leadership
 
Chương trình đào tạo giúp người tham dự 
trang bị năng lực kế nghiệp và có thêm cơ hội 
để được chọn vào đội ngũ lãnh đạo kế tiếp.


KHAI GIẢNG: 21/03/2019


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây