“4 CHỮ S” MÀ LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP PHẢI ĐỐI MẶT

Những nhà lãnh đạo kế nghiệp dần tự tin hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn và có tham vọng lớn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đang chờ họ phía trước.
Theo số liệu điều tra về Doanh nghiệp Gia đình suốt 5 năm liên tục của PwC, “3 chữ S” về kỹ năng (Skills), quá trình kế nghiệp (Succession) và quy mô (Scale) vẫn luôn là thách thức mà các lãnh đạo kế nghiệp trong công ty gia đình phải đối mặt. Cho đến kết quả cuộc khảo sát mới nhất, PwC đã đưa ra thêm “một chữ S” thách thức  mới mà thế hệ kế nghiệp phải đối mặt – Cổ đông (Stakeholders).

 
4-chu-S-ma-lanh-dao-ke-nghiep-phai-doi-mat-1.jpg
 
Năng lực (Skills)
Thế hệ kế nghiệp cần phát triển năng lực của mình cả về khả năng công nghệ lẫn kinh doanh, đồng thời bổ sung thêm những kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm hay kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Làm việc bên ngoài công ty gia đình là một cách lý tưởng để thực hiện được những việc trên, tham gia các khóa học đào tạo và phát triển cũng bổ sung thêm nhiều giá trị khác cho thế hệ kế nghiệp. Cho đến khi bước chân vào doanh nghiệp gia đình, họ vẫn cần đảm bảo rằng trọng trách tương đồng với năng lực. Họ phải nỗ lực học hỏi bất kỳ kỹ năng nào họ nghĩ là cần thiết để họ nắm giữ các vị trí cao hơn, hay để họ trở thành chủ doanh nghiệp cũng như một nhà quản lý thực sự.
 
Quá trình Kế nghiệp (Succession)
Quá trình kế nghiệp sẽ luôn là một vấn đề nhạy cảm, và một kế hoạch cùng một khuôn khổ vững chắc đóng một vai trò then chốt trong quá trình này. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp gia đình đang bắt đầu quá trình kế nghiệp sớm hơn và quản lý chúng hiệu quả hơn. Quá trình chuyển đổi này cần phải được lập kế hoạch càng sớm càng tốt, và cũng cần được lập song song với các kế hoạch đào tạo và phát triển thế hệ kế nghiệp. Nhưng những cuộc trò chuyện thân tình giữa hai thế hệ là điều mà không có gì có thể thay thế được, và đó cũng chính là trách nhiệm của cả hai thế hệ đương nhiệm và thế hệ kế nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng cần nhận sự giúp đỡ từ các chuyên gia bên ngoài gia đình.
 
Quy mô (Scale)
Quy mô doanh nghiệp sẽ mang nhiều ý nghĩa đối với thế hệ kế nghiệp: đó không chỉ là quy mô và chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai, mà đó còn là ‘quy mô tham vọng’ cá nhân của những lãnh đạo kế nghiệp. Từ góc nhìn kinh doanh, họ cần tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mới, thị trường mới, và thậm chí các mô hình kinh doanh mới; họ cũng cần hiểu rõ bằng cách nào kỹ thuật số có thể khiến các doanh nghiệp hiện nay sụp đổ và mở ra những cơ hội mới trong tương lai. Đối với quan điểm cá nhân của các nhà lãnh đạo kế nghiệp, điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể phát triển và đổi mới, và nếu cần thiết, hãy tái tạo lại doanh nghiệp nhưng đừng để mất đi những giá trị hay hoãi bão khi lúc mới đầu thành lập.
 
Cổ đông (Stakeholders)
Đối với các cổ đông, điều họ quan tâm là sự thay đổi kỳ vọng của thế giới bên ngoài doanh nghiệp, và là sự quản lý các mối quan hệ trong gia đình. Thế nên, thế hệ kế nghiệp cần phải biết cách quản trị gia đình, đặc biệt khi doanh nghiệp và gia đình ngày một phát triển hơn.
(Nguồn: PwC)
 

Chương trình đào tạo

LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP
NextGen Leaders
 
Chương​ trìn​h đ​à​o tạo​ nà​y chí​nh là​ giả​i pháp​ năng​ lự​c kế​ nghiệ​p dành​ cho "Người được chọn"
để không chỉ gìn giữ cơ nghiệp được trao lại từ thế hệ đi trước, mà còn đưa doanh nghiệp
của mình vươn cao và vươn xa hơn.

 

Khai giảng ngày: 03/03/2018
tại TP. Hồ Chí Minh

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây