MUỐN TRỞ THÀNH LÃNH ĐẠO TRONG TƯƠNG LAI CẦN TRÁNH 3 “CẠM BẪY” SAU

Nếu có cơ hội trở thành nhà điều hành trong tương lai, mỗi người ở thời điểm hiện tại phải tự trau dồi và nâng cấp bản thân mình hơn, nhất là cần tránh những sai lầm không đáng có. Nhưng để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải biết mình thiếu gì, cần gì và nên bổ sung cái gì.

Theo Dede Henley – nhà sáng lập công ty tư vấn Henley Leadership Group (chuyên giúp các nhà lãnh đạo và các công ty xây dựng môi trường làm việc hiệu quả) đã chia sẻ trên Forbes với những lý luận nhằm giúp những ứng viên đang có dự định trở thành lãnh đạo trong tương lai tránh 3 “cạm bẫy” sau:

“Cạm bẫy” 1: Đừng cho rằng mình giỏi hơn người khác.

Ngạn ngữ có câu: “Núi cao còn có núi cao hơn”. Quan niệm cho rằng bản thân mình biết nhiều hơn người khác có thể đúng trong quá khứ, nhưng ở từng thời điểm khác nhau sẽ có những đối tượng khác giỏi hơn bởi đó có thể là chuyên môn của họ.

Đặc biệt, khi nhiệm vụ sau này của lãnh đạo là điều hành quản lý, do đó một nhà lãnh đạo thực sự không nhất thiết phải giỏi toàn diện mà chỉ cần biết cách dùng người sao cho hợp lý nhất. Tin tưởng, tôn trọng ý kiến cá nhân của nhân viên, hiểu được cách phân quyền, để người mạnh về chuyên môn nào quản lý mảng của chuyên môn nghiệp vụ đó, nhằm phát huy mặt mạnh nhất của nhân viên, từ đó sẽ đoàn kết được sức mạnh to lớn, nâng cao được giá trị bản thân đó mới là tố chất làm nên CEO tương lai.
NG---03-10--3-.jpg

“Cạm bẫy” 2: Luôn nằm trong vòng an toàn.

Bà Dede Henley chia sẻ: “Một trong số khách hàng của tôi là chủ một công ty dịch vụ tài chính nổi tiếng với nhiều năm luôn hoạt động trong vùng an toàn. Đây là điều mà ngân hàng mong muốn bởi họ sẽ được lợi khá nhiều nhờ sự “ngại” thay đổi dòng vốn của lãnh đạo. Tuy nhiên, kinh doanh thì ngược lại, tốc độ thay đổi của thị trường luôn tăng “chóng mặt” vì vậy nếu lãnh đạo nhanh nhạy nắm bắt xu hướng sẽ chiếm thị phần, khách hàng nhiều hơn là các lãnh đạo cứ hoạt động theo quy mô an toàn. Một tư duy ‘bảo thủ’ sẽ không thích hợp trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Nếu một lãnh đạo cứ muốn làm ‘cừu’ thì chắc chắn sẽ bị loại trong tay ‘bầy sói’ khác”.

Lãnh đạo trong tương lai cần nhanh chóng loại bỏ tư duy an toàn mà hãy luôn vận động để chuyển hướng thích hợp với hoàn cảnh. Ví dụ họ cần phải xác định những công ty/tổ chức nhỏ hơn nào sẽ có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh tiềm năng của mình và thâu tóm lại, để có thể tiếp tục “chèo lái” doanh nghiệp luôn đứng vững trên thị trường.

Nếu sự an toàn trước kia từng giúp các công ty giảm thiểu được rủi ro, nhưng hiện tại mọi thứ có vẻ như sẽ không luôn luôn như vậy nữa.
NG---03-10--1-.jpg

“Cạm bẫy” 3: Đừng cho rằng mình phải hy sinh cuộc sống cá nhân để cống hiến cho công ty

Sai lầm này được truyền lại từ những thế hệ trước xem sự hy sinh cho công ty như một cách để chứng minh lòng trung thành. Và sự ảnh hưởng tiêu cực của nó chắc chắn vẫn còn in lại trong tâm trí của thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Đã là lãnh đạo phải luôn hết mình và cảm thấy thoải mái khi dành trọn bản thân cho công ty vì khi đó, nhân viên mới noi gương và làm theo.

Tuy nhiên, nó cũng tồn tại mặt trái là nếu kéo dài qua nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm thì rất dễ dẫn đến tình trạng nghiện việc. Và nó không hề tốt cho bất kỳ ai. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ với gia đình mà còn tác động đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe thể chất, tinh thần nói chung.

Do đó, hãy xem xét để tìm ra cách cân bằng cuộc sống và công việc, vừa có thể chăm sóc tốt cho bản thân vừa cống hiến tốt hơn cho công việc.
Theo Forbes
 

Chương trình đào tạo

NĂNG LỰC KẾ NGHIỆP
NextGen Leadership
 
Chương trình đào tạo giúp người tham dự 
trang bị năng lực kế nghiệp và có thêm cơ hội 
để được chọn vào đội ngũ lãnh đạo kế tiếp.

 

Khai giảng: 23/11/2018
tại TP. Hồ Chí Minh

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây