CHUYỂN GIAO THẾ HỆ TẠI DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC TỪ NHẬT BẢN

“Hội chứng dùi cui”

 
Nhiều doanh nghiệp gia đình có thể đang gặp phải “Hội chứng dùi cui” - khi về mặt lý thuyết, họ đã trao quyền cho nhà lãnh đạo kế tiếp, nhưng thực tế vẫn giữ quyền kiểm soát những công việc quan trọng. Theo Viện nghiên cứu Doanh nghiệp gia đình (Family Business Institute) cho thấy, chỉ có 30% các doanh nghiệp gia đình tồn tại được đến thế hệ thứ 2, tồn tại đến thế hệ thứ 3 chỉ 12% và chỉ 3% tồn tại đến thế hệ thứ 4, thứ 5,… 
Những nguyên nhân dẫn đến việc chuyển giao không đạt kỳ vọng đến từ cả 2 chiều:
  • Thế hệ kế tiếp không quan tâm hoặc chuẩn bị để lãnh đạo doanh nghiệp;
  • Ban lãnh đạo hiện thời chưa có kế hoạch chu đáo hoặc chuẩn bị cho việc chuyển đổi vị trí kế nhiệm.
Sự khác biệt trong tư duy giữa các thế hệ có thể dẫn đến bất đồng, thậm chí mâu thuẫn, căng thẳng có thể hoàn toàn lấn át lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp gia đình đó là sự tin tưởng lẫn nhau, vì vậy nếu không ngồi lại được với nhau để thống nhất, sự khác biệt này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến quá trình kế nghiệp và chuyển giao.
 
KẾ NGHIỆP LÀ MỘT QUÁ TRÌNH DÀI HẠN
Kế nghiệp là một quá trình dài hạn
 
Xây dựng và duy trì tăng trưởng một doanh nghiệp gia đình qua nhiều thế hệ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Con số chỉ 12% thực hiện thành công quá trình chuyển đổi sang thế hệ thứ 3 là một trong những điểm mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải quan tâm hơn. 
 

Nhìn từ bài học của người Nhật

 
Ngược lại, có tới 97% doanh nghiệp xuất thân từ gia đình tại Nhật Bản, đại đa số doanh nghiệp phát triển trên thế giới vẫn là doanh nghiệp gia đình, ở châu Âu có khoảng từ 60-90% là doanh nghiệp gia đình, chiếm 63% sản lượng quốc dân. Ở Nhật Bản, doanh nghiệp gia đình lên sàn chiếm khoảng 30%, có những cống hiến lớn cho xã hội Nhật Bản. Trên thế giới có khoảng 50 khoa tại các trường đại học chuyên nghiên cứu về doanh nghiệp gia đình.
Đề cao tính huyết thống, tinh thần chiến đấu và tính linh hoạt trong quản trị của doanh nghiệp gia đình Nhật Bản, TS. Hidekazu Sone cho biết, chiến lược kinh doanh hữu hiệu nhất của doanh nghiệp gia đình là huyết thống. Những doanh nghiệp gia đình có tuổi đời lớn nhất tại Nhật Bản thường duy trì được hiện diện mạnh mẽ của người thành lập hay gia đình họ trong đội ngũ quản lý, HĐQT hay cổ đông. Tỷ lệ cổ tức 15,6% (trung bình của các doanh nghiệp không phải gia đình là 11,2%). Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 23,4%( doanh nghiệp không phải gia đình là 10,5%). 
 
MỘT TRONG NHỮNG QUỐC GIA CÓ TỶ LỆ KẾ NGHIỆP CAO
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ kế nghiệp thành công cao nhất
 
Con số thành công về tỷ lệ tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp gia đình đều cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Về chất lượng, không có bằng chứng cho thấy doanh nghiệp gia đình có nhiều bê bối, kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của doanh nghiệp gia đình dài hơn, thành tích kinh doanh cũng cao hơn.
Lý giải cho những điều trên, TS. Hidekazu Sone cho biết, nhờ 4 điều cơ bản: Đào tạo nhân lực tốt, điều hành có tính thuyết phục (chống cạnh tranh quá đáng), lý tưởng, triết lý vững vàng, duy trì lực hướng tâm bởi cả gia đình người sáng lập. Đây cũng là một trong những điểm cơ bản nhất để có thể duy trì doanh nghiệp trường tồn qua nhiều thế hệ.
Nguồn: Sưu tầm & tổng hợp
 

Chương Trình Đào Tạo

NĂNG LỰC KẾ NGHIỆP
NextGen Leadership
 
Chương trình đào tạo giúp người tham dự 
trang bị năng lực kế nghiệp và có thêm cơ hội 
để được chọn vào đội ngũ lãnh đạo kế tiếp.
.

KHAI GIẢNG

22/04/2020 tại TP.HCM

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY