VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CẦN PHẢI ĐỔI MỚI

Việc tìm đối tượng vừa có thể tiếp nối vai trò đầy trách nhiệm của người đi trước vừa tiếp nối hành trình để phát triển duy trì tổ chức là việc không dễ dàng gì. Nhất là trong môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi ngày nay, các lãnh đạo cũng cần phải chuyển đổi vai trò của mình theo nhiều hướng để thích nghi và đưa doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Theo Joseph Pistrui (giáo sư Trường Kinh doanh IE) và Dimo Dimov (giáo sư Đại học Bath) cho rằng vấn đề mà đa số tổ chức đang gặp chỉ đơn giản là quản trị chưa được hiệu quả và vai trò nhà lãnh đạo vẫn chưa thay đổi sao cho phù hợp với xu hướng thời đại.

Hình ảnh nhà lãnh đạo từ trước tới nay vẫn được nhiều doanh nghiệp áp dụng theo học giả Henri Fayol đưa ra đó là: hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, điều hành và kiểm soát. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu cho rằng học thuyết trên chỉ phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp đang ổn định và theo đuổi một mục tiêu cố định. Còn trong thời buổi môi trường kinh doanh không ngừng đổi mới thì các nhà lãnh đạo tương lai cũng cần phải chuyển đổi tư duy của mình để thích nghi và không bị động.
Dưới đây là những điều mà lãnh đạo tương lai cần hướng tới:

Từ chỉ đạo sang hướng dẫn

Ngày nay, khi những người máy (robot) được phát triển trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay con người thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp hơn, kể cả công việc đòi hỏi chuyên môn như pháp luật hay tài chính. Xu hướng này đã và đang diễn ra trong thời gian qua, nhiều nhân viên được thay thế bằng những robot, nhất là trong các công việc thiên về lao động thủ công, có tính lặp lại và ít sáng tạo.

Theo giáo sư Pistrui và Dimov, điều các nhà lãnh đạo cần thay đổi là suy nghĩ khác về tương lai để tạo ra những tác động của AI lên ngành của mình. Điều đó có nghĩa là các nhà quản lý phải dành nhiều thời gian hơn để khai phá các ứng dụng của AI, giúp nhân viên mở rộng kiến thức, học hỏi từ thử nghiệm để phát triển ra các thực tiễn mới.

Jack Ma (nhà sáng lập của Tập đoàn Alibaba), đã nói: “Chúng tôi tìm kiếm và đào tạo giám đốc điều hành (CEO) tương lai với những chuyên môn khác biệt. Nếu chúng ta không thay đổi cách huấn luyện cũng như trang bị cho họ thì tầm khoảng 30 năm tới chúng ta sẽ gặp rắc rối.”
NextGen---09-01-19----avt--1-.jpg

Từ hạn chế sang mở rộng

Có quá nhiều lãnh đạo đương nhiệm vẫn đang thực hành cách quản lý theo kiểu vi mô, họ không giao phó hay trao quyền quyết định cho nhân viên cấp dưới và luôn muốn giám sát công việc của họ. Khuynh hướng quản trị này sẽ hạn chế khả năng phát triển tư duy và khả năng ra quyết định của nhân viên – những yếu tố vốn cần thiết để tạo ra ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Theo các giáo sư nói trên, các CEO ngày nay cần phải tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện những suy nghĩ tốt nhất của họ. Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích nhân viên học từ các đối thủ cạnh tranh cũ cũng như mới và tư duy theo những diễn biến hiện tại của thị trường.

Từ độc quyền sang chia sẻ

Không ít lãnh đạo nghĩ rằng mình mới là người đủ thông minh để ra các quyết định mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên, các giáo sư nói trên cho rằng khi đối diện với những tình huống mới, những người lãnh đạo giỏi là người biết tận dụng trí tuệ tập thể, lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau, từ đó đưa ra được những giải pháp tối ưu.

Từ lặp lại đến đổi mới

Các nhà lãnh đạo thường muốn hoạt động trong một môi trường mà mọi thứ đều có thể dự đoán được với những quy trình, hệ thống và các thước đo hiệu quả công việc sẵn có. Những điều này sẽ tốt cho tổ chức về mặt vận hành, tạo ra sự ổn định trong một thời gian dài.

Nhưng theo giáo sư Pistrui và Dimov cho rằng, môi trường làm việc như thế sẽ dẫn nhà lãnh đạo đến chỗ chỉ tập trung vào những điều mình biết. Trong khi đó, các tổ chức cần những người điều hành mà có tư duy sáng tạo và đổi mới.
 
NextGen---09-01.jpeg

Từ giải quyết vấn đề sang tạo cơ hội

Nhiều nhà lãnh đạo thường cho rằng nhiệm vụ chính của họ là giải quyết các vấn đề phát sinh một cách tự nhiên từ hoạt động doanh nghiệp. Các giáo sư nói trên cho rằng tư duy này sẽ không thích hợp với một doanh nghiệp đang phát triển. Với một doanh nghiệp như vậy, đòi hỏi các nhà điều hành phải đi đầu trong việc tìm ra những cách tốt hơn để quản trị, bằng cách tạo ra cơ hội cho nhân viên, kích thích họ phát hiện những cách làm mới và tốt hơn để doanh nghiệp phát triển; hoặc bằng cách hình dung lại những điều đã làm tốt nhất từ trước đến nay.

Từ làm chủ doanh nghiệp sang làm một doanh nhân

Nhiều nhân viên có khuynh hướng muốn làm hài lòng cấp trên của mình, trong khi lãnh đạo lại mong muốn nhiều thứ khác như: sự hài lòng của khách hàng, xu hướng thị trường, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,…

Và những ai từng phải làm việc cho một vị sếp với tinh thần của một “ông chủ” sẽ cảm nhận được áp lực của việc làm hài lòng lãnh đạo ra sao. Các giáo sư Pistrui và Minov cho rằng, ngày nay các CEO tương lai nên chuyển từ vai trò của một ông chủ sang vai trò của một doanh nhân.

Bởi, một lãnh đạo sở hữu tinh thần doanh nhân là người có thể giúp nhân viên nhìn thấy những điều mà họ trước đó không nhận ra cũng như dám làm những điều mà họ từng né tránh. Suy nghĩ như một doanh nhân đơn giản là mở rộng tầm nhận thức và tăng cường hành động – những điều cần thiết để tìm ra những hướng phát triển mới để duy trì doanh nghiệp.
 
Theo Harvard Business Review

 

Chương trình đào tạo

NĂNG LỰC KẾ NGHIỆP
NextGen Leadership
 
Chương trình đào tạo giúp người tham dự 
trang bị năng lực kế nghiệp và có thêm cơ hội 
để được chọn vào đội ngũ lãnh đạo kế tiếp.

Khai giảng: 02/04/2019
tại TP. Hồ Chí Minh
 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây