4 BƯỚC ĐỂ GIỮ VỮNG GIA NGHIỆP

Đối với nhiều doanh nghiệp gia đình, mục tiêu chính là luôn đảm bảo sự tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng trong thực tế thì nói dễ hơn là làm.

Theo nghiên cứu Đại học Concordia từ các cuộc phỏng vấn với 21 doanh nghiệp gia đình cho thấy có 30% các doanh nghiệp sở hữu thế hệ thứ hai và chỉ có 12% là có sự kế thừa cho thế hệ thứ ba. Từ đó, giáo sư Peter Jaskiewicz (Đại học Concordia) đã vạch ra một quy trình gồm 4 bước để có thể giúp các gia tộc đảm bảo công cuộc chuyển đổi sang thế hệ tương lai thành công hơn. 
 
1. Tạo nên câu chuyện doanh nghiệp
 
Việc tái dựng lịch sử hình thành cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp thành câu chuyện chính là cách để thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn tầm nhìn cũng như mục tiêu tổ chức. Giáo sư Peter Jaskiewicz đã nói rằng: “Nó như thể là một người ông kể lại cho cháu mình về lịch sử kinh doanh gia đình đã sống sót 30 năm chiến tranh trong những năm 1600, sẽ giúp người cháu nhanh chóng hiểu và nắm được khó khăn cũng như rào trước những thử thách sắp tới”.

 NextGen_share.png

2. Tập trung vào thế hệ kế tiếp càng sớm càng tốt
 
Điều này cũng giống như chúng ta phải chăm bẵm những đứa con từ lúc còn non nớt. Giáo sư Peter Jaskiewicz cho biết mục tiêu việc này chính là giúp doanh nghiệp mau chóng tìm được ứng viên tiềm năng ngay khi doanh nghiệp vẫn đang ổn định. “Khi lãnh đạo dần cằn cỗi thì chính sự chuẩn bị cho thế hệ kế tiếp được xem như là chiến lược điều hành. Chiến lược này không những giúp doanh nghiệp củng cố bộ máy lãnh đạo mà còn là chất xúc tác thúc đẩy tổ chức phát triển hơn”, ông nhận định thêm.
 
3. Không ép buộc
 
Ở khía cạnh gia tộc, đối với thể hệ kế tiếp họ có thật sự quan tâm vào việc kinh doanh gia đình hay không phụ thuộc khá nhiều khi họ còn nhỏ. Họ có tự nguyện tiếp xúc nền kinh doanh gia đình, có hiểu về ích lợi, khó khăn mà tổ chức phải giải quyết hay chỉ bị ép buộc làm theo người lớn?

Do đó, các thành viên lớn trong gia đình nên có sự quan tâm và hình dung họ sẽ đóng góp gì cho kinh doanh gia đình. Đồng thời, điều quan trọng là phải gieo vào thế hệ kế tiếp ý thức trách nhiệm, sự chuyên nghiệp để góp phần làm tăng giá trị thành công cho doanh nghiệp mình.
 
4. Đổi mới quản trị
 
Nếu trong doanh nghiệp gia đình không có thành viên nào quan tâm hoặc không đủ khả năng tiếp quản, thì nên đặc biệt lưu tâm đến nhân sự tiềm năng kế cận lãnh đạo. Bởi họ đủ hiểu doanh nghiệp đang cần gì, muốn gì để phát triển thành doanh nghiệp lớn hơn, cái họ thiếu chính là sự trau dồi về khả năng điều hành lẫn kinh nghiệm thương trường chưa nhiều. Để đảm bảo các nhà lãnh đạo không bỏ sót ứng viên nào nên tạo cơ hội khi thấy có ứng viên tiềm năng.

NextGen.jpg

Giáo sư Peter Jaskiewicz còn cảnh báo rằng tuy 4 bước này có vẻ dễ dàng nhưng để công cuộc truyền lại cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp hiệu quả phải mất ít nhất 20 – 30 năm. Ông nói: "Tuy thời gian chuyển giao tương đối dài, nhưng từng bối cảnh, từng câu chuyện doanh nghiệp gia đình sẽ có thời gian khác nhau. Bất chấp những thách thức mà các doanh nghiệp gia đình đa thế hệ phải đối mặt thì từ nghiên cứu chúng tôi thấy rằng hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tập trung hơn vào quá trình xây dựng kế hoạch kế nhiệm một cách chỉnh chu. Bởi đây không phải là xây dựng lộ trình cho người lãnh đạo tương lai mà còn là lộ trình phát triển của doanh nghiệp”.
Theo Businessnewsdaily
 
 

Chương trình đào tạo

LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP
NextGen Leaders
 
Chương trình đào tạo này chính là giải pháp năng lực kế nghiệp dành cho Đội ngũ Kế nhiệm
để không chỉ gìn giữ cơ nghiệp được trao lại từ thế hệ đi trước, mà còn đưa doanh nghiệp
của mình vươn cao và vươn xa hơn.

 

 

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây