5 CON ĐƯỜNG GIÚP "NGƯỜI THỪA KẾ" LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP

5 CON ĐƯỜNG GIÚP "NGƯỜI THỪA KẾ" LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP


Trong giai đoạn hội nhập cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay, câu chuyện chuyển giao quyền lực cho “người thừa kế” để kế nghiệp tại các doanh nghiệp Việt đang trở thành vấn đề được rất nhiều doanh nhân quan tâm, bởi chọn người kế nghiệp không chỉ là chuyển giao tài sản mà chuyển giao cả một sự nghiệp được xây dựng qua nhiều năm.


Chọn được người kế nghiệp đã khó, đào tạo người kế nghiệp còn khó hơn nhiều lần. Nhưng dù khó mấy thì đây cũng là một bài toán mà nghiệp chủ nào cũng phải giải cho bằng được.

Theo khảo sát của PwC cho thấy, 2/3 số lượng DN toàn cầu là công ty gia đình, trong đó có rất nhiều tập đoàn lớn. Tại VN, DN gia đình hiện cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, khó khăn đối với các DN gia đình - không chỉ Việt Nam mà ngay cả thế giới, là tìm kiếm và đào tạo người kế nghiệp, khi chỉ 12% DN gia đình trên thế giới được chuyển giao tới thế hệ thứ 3, còn đa phần chỉ thành công và duy trì DN phát triển tới thế hệ thứ hai mà thôi. Do vậy, làm sao “tiếp nối để trường tồn” vẫn luôn là câu chuyện khiến các nghiệp chủ ở mọi nơi đau đầu.
Bên cạnh đó, khoảng cách thế hệ là một rào cản lớn của việc chuyển giao. Tình trạng chung ở các DN gia đình Việt Nam là khi chuyển giao, nghiệp chủ thường chưa đặt hết niềm tin, vẫn muốn chi phối lẫn can dự vào quyết định của người kế nghiệp, trong khi điều người kế nghiệp muốn khi tiếp quản là có thể chủ động trong mọi quyết định, chèo lái công ty theo cách mới của họ thì lại không thể. Thế nên thế hệ kế nghiệp luôn phải chịu áp lực rất lớn, để thoát cái bóng của tiền bối cũng không phải dễ dàng.

Giải pháp nào dành cho “người được chọn”?
Trên thế giới, đào tạo về lãnh đạo kế nghiệp, đặc biệt cho các DN gia đình, đã xuất hiện hàng chục năm nay. Còn Việt Nam thì hầu như chưa có một mô hình, chương trình đào tạo bài bản, khoa học và chuyên biệt về lĩnh vực này. Về mặt vĩ mô, lâu nay người ta nói quá nhiều về hỗ trợ “khởi nghiệp” nhưng lại hầu như không đề cập đến chuyện đào tạo “kế nghiệp”, trong khi đối với tương lai của nền kinh tế, chuyện kế nghiệp cũng hệ trọng không kém so với chuyện khởi nghiệp. Khoảng trống “chết người” này đang khiến nhiều nghiệp chủ khó khăn, thậm chí sai lầm do dựa theo kinh nghiệm và cảm tính trong việc đào luyện, bồi dưỡng người kế nghiệp.

 

hiring.jpg

Thật ra, 5 con đường mà một lãnh đạo kế nghiệp cần phải trải qua để tiếp nối thành công gia nghiệp được trao truyền là:

1. Học những gì tinh túy nhất trong các chương trình quản trị kinh doanh bài bản như MBA, EMBA...
2. Học những khóa chuyên sâu về phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị chiến lược, quản trị nhân sự, kiến tạo văn hóa từ các tổ chức chuyên biệt hàng đầu thế giới;
3. Học trực tiếp ngay trong môi trường kinh doanh từ nghiệp chủ, từ truyền thống gia đình;
4. Học từ chính tự đào luyện bản thân;
5. Học từ môi trường kết giao bạn bè, kết nối quan hệ xã hội.

Nắm vấn đề, trường PACE đã phối hợp với FranklinCovey, Balanced Scorecard Institute và SHRM (là 3 tổ chức toàn cầu chuyên sâu về các lĩnh vực: phát triển lãnh đạo, kiến tạo văn hóa, hoạch định chiến lược, xây dựng hệ thống và quản trị nhân sự) để cùng kết hợp cả 5 con đường trên trong 1 mô hình đào tạo “NextGen / Lãnh đạo kế nghiệp”. Chương trình này còn có có 4 điểm nổi bật khác như: Tính tiên phong (là chương trình phát triển lãnh đạo kế nghiệp đầu tiên tại Việt Nam); Tính chuyên biệt (là chương trình đặc biệt dành riêng cho thế hệ kế thừa, kế nhiệm, kế cận của doanh nghiệp);  Tính toàn cầu (kết hợp nhiều giải pháp đào tạo đẳng cấp thế giới; Tính thời sự (ra đời đúng lúc, vào đúng thời điểm câu chuyện chọn người kế nghiệp đang là mối quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay).