TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HOẠCH ĐỊNH THẾ HỆ LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP

Không phải ngẫu nhiên mà người ta luôn đề cập đến Apple khi nhắc đến hoạch định thế hệ lãnh đạo kế nghiệp. Nhiều năm về trước, thế giới từng xôn xao bởi cuộc chuyển giao quyền lực lịch sử giữa Steve Jobs và Tim Cook cho chiếc ghế CEO tại Apple. Cook đã là một phần trong kế hoạch kế nhiệm toàn diện của Jobs trong nhiều năm liền, và tuy chịu nhiều chỉ trích cho rằng ông chưa hoàn thành tầm nhìn của Jobs đã vạch ra cho Apple, Tim Cook vẫn làm rất tốt công việc thu hút sự chú ý của công chúng vào từng bước phát triển của Apple.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự tin với chất lượng đội ngũ lãnh đạo kế thừa của mình. Và đôi khi, nhu cầu kế nghiệp vượt xa dự đoán của lãnh đạo đương nhiệm, bởi lẽ đó không còn là câu chuyện “người nhà” hay “người ngoài” nữa (đặc biệt là trong các doanh nghiệp gia đình) mà tựu trung lại, đó phải là “người tài” để không chỉ “kế thừa di sản” hay “kế nhiệm vị trí”, mà còn “kế tục cơ nghiệp” và có đủ khả năng dẫn dắt doanh nghiệp vươn xa hơn. Vì thế chuẩn bị trước mộ kế hoạch đào tạo và một lộ trình chuyển giao quyền lực là một việc rất quan trọng.
 

Lãnh đạo Kế nghiệp: không chỉ một người, mà phải là một Đội ngũ
Các chủ doanh nghiệp không nên chỉ nắm trong tay một ứng viên tiềm năng cho việc “chiếc ghế kế nhiệm”. Thay vào đó, hãy chọn lựa và phát triển một đội ngũ nhân tài trong doanh nghiệp để ngồi vào những vị trí lãnh đạo và quản lý chủ chốt sau này. Giải pháp này tập trung phát triển đội ngũ lãnh đạo kế thừa trong tổ chức, thay vì chỉ đơn giản là xác định một cái tên “được chọn” cho vị trí chủ chốt.
Tuy nhiên, nhiều công ty quy mô nhỏ và vừa cho rằng hoạch định kế nghiệp không cần thiết cho dù có tốt đến mấy. Trong suy nghĩ của họ, hoạch định kế nghiệp quá phức tạp và đắt đỏ, do đó, chỉ những tập đoàn lớn hay các công ty gia đình mới thích hợp để áp dụng. Thế nhưng, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với cùng một khủng hoảng, chính là duy trì sự ổn định trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, và thu lợi từ những ưu thế khi thực hiện đúng kế hoạch kế nhiệm. Một số mô hình kinh doanh và phong cách quản lý không phù hợp với tất cả các doanh nghiệp, nhưng kế hoạch kế nhiệm chắc chắn có thể áp dụng cho mọi tổ chức.
Vào năm 2011, Meg Whitman kế thừa vị trí CEO từ Hewlett-Packard và trở thành vị CEO thứ sáu của một tập đoàn IT nổi tiếng này chỉ trong vòng một thập kỷ qua. Điều đáng ngạc nhiên là cả sáu vị CEO này đều không được đề bạt từ nội bộ công ty, đồng thời, việc năm người tiền nhiệm dứt áo ra đi giữa bão dư luận càng chứng minh sự thất bại trong hệ thống điều hành của HP, để rồi nhận lấy biệt danh đáng xấu hổ: biểu tượng của sự thất bại trong hoạch định kế nhiệm. Sau hàng loạt những sự kiện không lường trước được xảy ra, cho thấy doanh nghiệp không đủ khả năng xây dựng đội ngũ kế nhiệm từ nội bộ, và đây có lẽ là thời điểm HP nên suy nghĩ thật nghiêm túc về quy trình phát triển nhân tài bên trong doanh nghiệp nhằm chuẩn bị cho những thay đổi chiến lược sắp tới.
 

Xây dựng chiến lược kế nghiệp
Như vậy hoạch định kế nghiệp là một hoạt động nhất định phải có trong chiến lược phát triển của mọi tổ chức. Bên cạnh đó, theo Cambridge Institute For Family Enterprises, 2017 - để việc hoạch định trở nên hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý tránh 5 sai lầm dưới đây:
  1. Trì hoãn việc kế nghiệp
  2. Không sẵn lòng thay đổi
  3. Sự kháng cự từ Ban lãnh đạo cấp cao
  4. Đã trao nhưng chưa truyền
  5. Không có mục tiêu rõ ràng và cơ chế phản hồi thường xuyên cho lãnh đạo kế nghiệp
Để tránh được các sai lầm này, các chủ doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp, từ đó tìm kiếm những giải pháp và kế hoạch đào luyện chuyên sâu và phù hợp cho đội ngũ kế thừa trong doanh nghiệp mình.

 

Chương trình đào tạo

LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP
NextGen Leaders
 
Chương​ trìn​h đ​à​o tạo​ nà​y chí​nh là​ giả​i pháp​ năng​ lự​c kế​ nghiệ​p dành​ cho "Người được chọn"
để không chỉ gìn giữ cơ nghiệp được trao lại từ thế hệ đi trước, mà còn đưa doanh nghiệp
của mình vươn cao và vươn xa hơn.

 

Khai giảng ngày: 03/03/2018
tại TP. Hồ Chí Minh

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây