4 NHÓM “NGƯỜI KẾ NGHIỆP” TRONG CÁC CÔNG TY

“The CEO Within” của Joe Bower chính là cuốn sách tuyệt vời dành cho các nhà lãnh đạo kế nghiệp. Bower đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các công ty sau khi thuê một CEO mới, trong đó, ông đặc biệt ghi nhận về nguồn gốc xuất thân của người kế nghiệp là “người nhà” hay “người ngoài”. Từ đó, Bower đưa ra một trường hợp đặc biệt mang tên “Insider Outsiders”. Đó là những ứng viên nội bộ làm việc và phát triển bên trong công ty nhưng lại có những góc nhìn từ bên ngoài, một góc nhìn khách quan và độc lập hơn về nhu cầu thích ứng và thay đổi của công ty. Giám đốc điều hành với sự kết hợp hài hòa giữa những góc nhìn từ bên ngoài và bên trong dường như sẽ có thể đảm nhiệm công việc tốt hơn và tạo ta các giá trị kinh tế cao hơn cho công ty. Tuy nhiên, việc lựa chọn “người kế nghiệp” vẫn còn là chuyện vô cùng phức tạp đối với các công ty gia đình. Bower đã chia các đối tượng kế nghiệp thành 4 nhóm sau:
 
4-nhom-nguoi-ke-nghiep-trong-cac-cong-ty-gia-dinh-1.png

Nhóm 1: “Người nhà” làm việc trong công ty gia đình (The Family Insider)
Những “người nhà” làm việc trong công ty gia đình như Whitney MacMillan của công ty gia đình Cargill, và Axel Dumas của hãng Hermès là một sự lựa chọn người kế nghiệp truyền thống và được ưu chuộng ở hầu hết doanh nghiệp gia đình. Họ được sự hậu thuẫn của gia đình và họ cũng hiểu biết sâu sắc về công việc của công ty. Họ thực sự hiểu rõ cách thức mọi thứ được vận hành. Tuy nhiên, lựa chọn “người nhà’ đang làm việc trong công ty không phải lúc nào cũng là lựa chọn sáng suốt. Họ thường gặp khó khăn trong việc thay đổi mô hình kinh doanh cũ. Bởi vì những thay đổi quan trọng đôi khi đòi hỏi việc loại bỏ một số truyền thống lâu đời của công ty. Trong thời đại biến động liên lục của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc thay đổi để giúp doanh nghiệp tái tạo, làm mới chính mình càng ngày càng phổ biến hơn.
 
Nhóm 2: “Người nhà” làm việc ngoài công ty gia đình (The Family Outsider)
Họ là những ứng viên kế nghiệp lý tưởng cho các công ty gia đình, họ có thể là những chủ doanh nghiệp như Alejandro Birman - người đã khởi nghiệp và đóng góp thêm 200 triệu đôla cho công ty giày của gia đình, Arezzo. Hoặc như Tony Simmons, Chủ tịch và Giám đốc điều hành công ty Manitowoc Southeastern. Sau đó ông trở về để ứng tuyển vị trí CEO và trở thành chủ tịch đời thứ 5 của công ty gia đình mình là công ty sản xuất tương ớt danh tiếng Tabasco - McIlhenny. Những thành viên trong gia đình này luôn gìn giữ những giá trị chuẩn mực và luôn tôn trọng những điểm mạnh của công ty. Tuy nhiên, họ lại thường là những nhân tố thay đổi vô cùng quyết liệt.
 
4-nhom-nguoi-ke-nghiep-trong-cac-cong-ty-gia-dinh-2.png
 
Nhóm 3: “Người ngoài” làm việc ngoài công ty gia đình (The Non-Family Outsider)
Có những người nằm ngoài gia tộc và đang làm việc bên ngoài doanh nghiệp gia đình, điển hình như Alan Mulally - ông có những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để thay đổi và phát triển công ty Ford trong giai đoạn cực kỳ khó khăn của ngành xe hơi (cùng với sự hướng dẫn và bảo trợ của Bill Ford, chủ tịch của công ty gia đình Ford). Alan Mulally cũng tôn trọng những thế mạnh và văn hóa công ty; đây là điều mà không phải một CEO nào xuất thân từ cả bên ngoài gia đình lẫn công ty đều làm được. Trên thực tế, một số người không coi trọng những giá trị và định hướng nền tảng của các công ty gia đình. Và đó cũng chính là nguyên nhân khiến những nhà lãnh đạo đó thường thất bại thảm hại. Patrick Thomas là một ví dụ điển hình cho người kế nghiệp ở nhóm 3 khi ông đã từng nắm giữ vị trí CEO của cả 2 công ty gia đình William Grant và Hermès.

Nhóm 4: “Người ngoài” làm việc trong công ty gia đình (The Non-Family Insider)
Hoạch định quá trình kế nghiệp cho chính mình, Whitney MacMillan và ban giám đốc công ty gia đình Cargill đã chọn một người không thuộc gia tộc đang làm việc trong công ty - Warren Staley, và nhờ đó công ty đã phát triển hiệu quả chưa từng có. Và tiếp sau đó Greg Page và David MacLennan, họ đều là những người nằm ngoài gia tộc nhưng mang lại nhiều đóng góp cho công ty. Những giám đốc điều hành này thực sự thấu hiểu hệ thống nội bộ của công ty và tôn trọng văn hóa công ty. Tuy nhiên, họ vẫn có thể gặp những khó khăn tương tự như những người kế nghiệp ở nhóm 1. Page và MacLennan không cần phải ban hành các thay đổi to lớn tại Cargill, và vì vậy họ không được thử thách theo cách thức này.
 
Khi lên kế hoạch kế nghiệp, doanh nghiệp cần xem xét tất cả bốn lựa chọn này ngay từ đầu, không nên suy đoán rằng nhóm này thì tốt hơn nhóm khác. Dù bất kể “Người được chọn” ở nhóm nào, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phát triển những ứng viên có nhận thức rõ ràng về văn hóa công ty, tôn trọng thế mạnh của người tiền nhiệm, và là người khéo léo gìn giữ các mối quan hệ quan trọng. Bên cạnh đó, người kế nghiệp cũng cần có năng lực dẫn dắt doanh nghiệp thoát khỏi những hoạt động và truyền thống đang kiềm hãm sự tăng trưởng, từ đó tái tạo và phát triển doanh nghiệp lên một tầm vóc mới.
Nguồn: Forbes 
 

Chương trình đào tạo

LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP
NextGen Leaders
 
Chương​ trìn​h đ​à​o tạo​ nà​y chí​nh là​ giả​i pháp​ năng​ lự​c kế​ nghiệ​p dành​ cho "Người được chọn"
để không chỉ gìn giữ cơ nghiệp được trao lại từ thế hệ đi trước, mà còn đưa doanh nghiệp
của mình vươn cao và vươn xa hơn.

 

Khai giảng ngày: 03/03/2018
tại TP. Hồ Chí Minh

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây