10 NGUYÊN TẮC VÀNG DÀNH CHO THẾ HỆ KẾ NGHIỆP

Juliette Johnson là một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn kế nghiệp. Đến nay, cô đã làm việc với các doanh nghiệp gia đình trên nhiều lĩnh vực, và trên nhiều thị trường khác nhau, vì vậy cô biết rõ những điểm giống và khác nhau, cũng như những thách thức thường gặp của các công ty này. Khi được PwC hỏi về những lo lắng của thế hệ kế nghiệp khi phải tiếp nối cơ nghiệp của gia đình, cô đã chia sẻ 10 nguyên tắc vàng dành riêng cho thế hệ kế nghiệp nhằm giúp họ vượt qua được những căng thẳng mà họ đang phải đối mặt.
 
10-nguyen-tac-vang-cho-the-he-ke-nghiep--2-.jpeg
 

1. Đầu tiên, phải tích lũy kinh nghiệm bên ngoài
Ngày nay, ít ai mong đợi rằng thế hệ kế nghiệp sẽ trực tiếp tham gia vào doanh nghiệp gia đình ngay sau khi ra trường. Thế hế tiền nhiệm thường chủ động khuyến khích thế hệ kế nghiệp trải nghiệm công việc bên ngoài trước tiên. Điều này giúp cho “người được chọn” có cơ hội đào luyện và có thêm kinh nghiệm thực tế trước khi tham gia vào công ty của gia đình mình. Điều này sẽ giúp đánh tan nghi ngờ của mọi người về việc họ có mặt ở công ty chỉ vì mối quan hệ.
 
2. Thử trước khi quyết định
Khi còn ở trường Đại học, và khi đang đi làm công việc đầu tiên, người kế nghiệp cần cố gắng giữ liên kết với doanh nghiệp của gia đình. Luôn theo dõi sự phát triển của công ty, những xu hướng và những vấn đề công ty đang giải quyết. Dành những ngày nghỉ của mình để có được những kinh nghiệm này. Tìm cách “nối kết nhưng không ký kết”, nghĩa là góp nhặt những kinh nghiệm về công việc, văn hóa, và một phần vai trò họ mong muốn. Thực tập khi còn học đại học là một ví dụ tuyệt vời.
 
3. Chỉ giữ một vai trò phù hợp
Đảm bảo quy trình tuyển dụng minh bạch và nội dung công việc rõ ràng, và vai trò mà người kế nghiệp đảm nhận thực sự đóng góp vào nhu cầu của doanh nghiệp chứ không phải chỉ là một vị trí ảo. Bên cạnh đó, họ cũng cần đảm bảo hiểu rõ vai trò và công việc của mình ngay từ đầu.
  
4. Nhận thức về hành vi bản thân
Thế hệ kế nghiệp cần phải hiểu rằng họ sẽ bị giám sát bởi đồng nghiệp của mình, họ sẽ thấy thật không công bằng nhưng đây là sự thật mà họ sẽ phải đối diện. Ví dụ, đồng nghiệp sẽ không mời bạn đi uống cùng nếu họ đang muốn than vãn về sếp, và một số sẽ cố gắng kết thân với bạn với ý định lợi dụng bạn. Và thật khó khăn cho người kế nghiệp khi phải mang nhiều bộ mặt khác nhau: nhân viên, chủ doanh nghiệp, “người được chọn”. Vì vậy, thế hệ kế nghiệp phải biết cách mà mọi người nhận thức về họ nhưng đừng để điều đó níu chân họ, hãy phát triển chính “thương hiệu cá nhân” và đạo đức nghề nghiệp mà họ theo đuổi.
 
5. Không gây áp lực cho chính mình
Là một thành viên trong gia đình không có nghĩa là họ phải tiến lên vị trí cao nhất và đạt được thành công trong kinh doanh. Tham vọng là tốt, nhưng khi việc kinh doanh ngày càng phát triển và trở nên phức tạp, khát vọng của họ cũng càng gặp nhiều thách thức hơn. Đừng để danh tiếng gia đình tạo cho thế hệ kế nghiệp một kỳ vọng không thực tế.
  
6. Dựa trên bảng đánh giá thực tế
Rất nhiều lãnh đạo kế nghiệp chưa bao giờ có được bản đánh giá thực tế cho doanh nghiệp gia đình của họ, mặc dù điều đó thực sự cần thiết. Làm thế nào để thế hệ kế nghiệp có thể phát triển nếu họ không nhận được những phản hồi trung thực và khách quan? Bên cạnh đó, Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ trích, chê trách con cái mình một cách tiêu cực, phần vì họ sợ mình thiên vị, phần vì họ tưởng rằng họ đã biết những điều tích cực của con cái mình rồi, chỉ là trong thực tế, họ chưa bao giờ nói rõ ra.
 
7. Cân nhắc sự thay đổi
Một số người kế nghiệp chỉ muốn bắt chước cha mẹ họ; số khác mong muốn được tạo ra sự thay đổi to lớn. Nhưng vì thế hệ kế nghiệp là người đi sau, họ cần phải quản lý điều này một cách thận trọng hơn. Ngay cả những thay đổi tương đối nhỏ như việc cập nhật một hệ thống mới, cũng cần có hướng tiếp cận khéo léo cùng một giải pháp kinh doanh vững vàng. Các thế hệ khác nhau thường có những rủi ro rất khác nhau - tùy thuộc vào giai đoạn của sự nghiệp và hoàn cảnh của mỗi người - và điều này thường gây ra nhiều áp lực cho thế hệ kế nghiệp.
 
8. Chia sẻ, chia sẻ, và chia sẻ
Rõ ràng, những thách thức của việc cân bằng giữa cá nhân và nghề nghiệp làm cho sự chia sẻ giữa các thế hệ rất quan trọng. Các thế hệ đi trước đôi khi chưa sẵn sàng để ra đi, và vì điều này còn đòi hỏi họ phải đưa ra quyết định lựa chọn ai trong số người con của mình. Nhưng những điều này cần được thảo luận và lên kế hoạch càng sớm càng tốt.
 
9. Đảm bảo kế nghiệp là một quá trình, không phải một sự kiện
Khảo sát về “Thế hệ kế nghiệp” của PwC đã đề cập vấn đề này nhiều lần, nhưng điều này đáng được nhắc lại. Kế nghiệp cần được lên kế hoạch từ rất sớm. Điều đó giúp thế hệ kế nghiệp, gia đình họ và tất cả những khía cạnh khác của doanh nghiệp có thời gian để điều chỉnh và chuẩn bị cho quá trình chuyển hóa. Đây là khoảng thời gian quan trọng giúp họ có thể đảm bảo rằng họ tích lũy được những năng lực cần thiết, và lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào với một chương trình phát triển thích hợp.
 
10. Hãy tận hưởng
Nếu hội đủ các điều kiện phù hợp, làm việc trong công ty gia đình có thể là cơ hội tuyệt vời nhất cho thế hệ kế nghiệp. Họ có thể là một phần của những gì họ thực sự quan tâm, trở thành người quản lý cơ nghiêp, và có thể, một ngày nào đó trao truyền cơ nghiệp lại cho thế hệ sau.
(Nguồn: PwC)
 

Chương trình đào tạo

LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP
NextGen Leaders
 
Chương​ trìn​h đ​à​o tạo​ nà​y chí​nh là​ giả​i pháp​ năng​ lự​c kế​ nghiệ​p dành​ cho "Người được chọn"
để không chỉ gìn giữ cơ nghiệp được trao lại từ thế hệ đi trước, mà còn đưa doanh nghiệp
của mình vươn cao và vươn xa hơn.

 

Khai giảng ngày: 03/03/2018
tại TP. Hồ Chí Minh

 

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây